Sự thông minh và tính cách là mục tiêu thật sự của giáo dục''

Ngày 10 tháng 02 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch tổ chuyên môn

Nguyễn Thị Minh Thiện

Cập nhật lúc : 05:10 08/04/2024  

Kế hoạch KẾ HOẠCH CÁ NHÂN NĂM HỌC 2023- 2024

                                                                     PHÒNG GD&ĐT TP HUẾ                       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                               TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                                                                                    KẾ HOẠCH CÁ NHÂN NĂM HỌC 2023 - 2024

Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Thiện

Tổ: Ngữ văn – Giáo dục công dân

Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn: Ngữ văn

Dạy các lớp: 7/2, 7/3, 8/1, 8/2

Chủ nhiệm lớp: 7/3

A.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi:

-  Bản thân là một giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục,  có tinh thần trách nhiệm cao và thương yêu học sinh.

-  Bản thân luôn được sự chỉ đạo, hướng dẫn tận tình của Ban Giám Hiệu nhà trường và sự quan tâm, giúp đỡ của các đồng nghiệp, đặc biệt là các giáo viên trong tổ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

-  Được làm việc trong trường học thân thiện, học sinh đa phần có ý thức học tập cao. Môi trường công tác có cơ sở vật chất tốt.

- Được phân công giảng dạy theo đúng chuyên ngành đào tạo.

- Được nhà trường và chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công tác.

2. Khó khăn:

- Học sinh thuộc vùng ven thành phố nên đời sống kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn, nhiều phụ  huynh chưa quan tâm đến việc học hành của con em, thiếu thời gian tự học ở nhà.

- Vẫn còn một số gia đình chưa chú ý đến việc học hành của con cái, do đó một số học sinh còn lười học, còn bỏ học, chất lượng chưa cao….

- Là giáo viên trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy còn ít, vẫn gặp nhiều thiếu sót.

B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2023 - 2024

I. Nhiệm vụ 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

   1. Nhận thức, tư tưởng, chính trị:

     - Đã tham gia học lớp bồi dưỡng chính trị  đầu năm học.

     - Thực hiện tốt các cuộc vận động của Ngành, đơn vị.

    2. Chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước:

     - Luôn chấp hành tốt chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước

     - Sống vui vẻ, thân thiện với dân địa phương.

     - Đăng kí gia đình văn hóa.

    3. Việc chấp hành quy chế của Ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động:

     -  Chấp hành tốt các qui chế của ngành, qui định của cơ quan.

     -  Đảm bảo ngày công, giờ công.

     - Tích cực trong công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

     - Tham gia tốt các phong trào do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức.

  4. Việc thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”:

   -  Luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

   - Thực hiện cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

II. Nhiệm vụ 2: Công tác chuyên môn – Nghiệp vụ

   1. Thực hiện chương trình:

- Thực hiện Chương trình GDPT 2006 (khối 9), 2018 (khối 6,7, 8), dạy đủ 35 tuần theo Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn cấp THCS có phê duyệt của Tổ chuyên môn, nhà trường và PGD&ĐT thành phố Huế.

- Thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hướng dẫn tại công văn số 1978/SGDĐT- GDPT ngày 01/08/2022 của Sở GDĐT.công văn của Bộ GD &ĐT năm học 2023-2024.

- Tăng cường phụ đạo cho học sinh còn hạn chế về kết quả học tập, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giáo dục hòa nhập cho HS  khuyết tật ( nếu có)

2. Thực hiện quy chế chuyên môn:

- Chuẩn bị kế hoạch bài dạy đầy đủ trước khi lên lớp và theo đúng kế hoạch bài dạy bộ môn Ngữ văn.

- Giảng dạy đúng đặc trưng bộ môn Ngữ văn, bám sát  Chuần KTKN môn Ngữ văn

- Tích hợp kiến thức liên môn, an ninh quốc phòng, biển đảo…, rèn kĩ năng sống cho học sinh.

3. Hồ sơ sổ sách:

- Kế hoạch bài dạy được soạn giảng theo phương pháp mới và luôn chuẩn bị đầy đủ khi lên lớp

-  Sổ điểm cá nhân : ghi đầy đủ các cột điểm, đúng qui chế

-  Sổ hội họp, sổ dự giờ: ghi đầy đủ.

-  Lên lịch báo giảng hàng tuần

4. Đổi mới phương pháp giảng dạy:

-  Ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực: phương pháp vấn đáp, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề,  phương pháp thuyết trình…

- Ứng dụng các kĩ thuật dạy học tích cực: kĩ thuật động não và sơ đồ tư duy

- Soạn giảng Kế hoạch bài dạy theo khung bài dạy mới

5. Đổi mới kiểm tra đánh giá:

- Soạn đề kiểm tra ở các phân môn đều theo ma trận chung của Tổ

- Ra đề kiểm tra vừa sức, phù hợp với các đối tượng học sinh. Chú trọng phát hiện học sinh có năng khiếu.

6. Ứng dụng CNTT – Sử dụng thiết bị dạy học – Dạy các tiết thực hành:

- Ứng dụng CNTT :  10% ( 70 tiết/ năm )

 7. Chỉ tiêu về chất lượng bộ môn:

 

KHỐI 7

LỚP

(Tổng số)

Chỉ tiêu

Giỏi

%

Khá

%

Trung bình

%

Yếu

%

7/2 (40)

8

20

19

47,5

10

25

3

7,5

7/3 (45)

26

57,8

18

40

1

2,2

0

0

 

KHỐI 8

 

Lớp

(Tổng số)

Chỉ tiêu

Giỏi

%

Khá

%

Trung bình

%

Yếu

%

8/1 ( 36 )

7

19,4

13

36,1

13

36,1

3

8,3

8/2 ( 40 )

3

7,5

17

42,5

17

42,5

3

7,5

8. Công tác thông tin hai chiều:

- Lên lịch báo giảng tại trang web của trường kịp thời.

- Thường xuyên trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm các lớp giảng dạy để nâng cao hiệu quả dạy và học.

9. Biện pháp

-  Đảm bảo hoàn thành tốt công tác được giao.

-  Tham gia các buổi tập huấn chuyên môn do Trường và Tổ chuyên môn tổ chức;

- Tham gia dự giờ, góp ý, đánh giá, rút kinh nghiệm các tiết dạy của đồng nghiệp.

- Phát huy tinh thần tự học, tăng cường trau dồi kiến thức bằng cách đọc sách và tìm tòi các nguồn tài liệu để phục vụ cho việc dạy được tốt hơn;

- Luôn lắng nghe, tiếp thu và học hỏi kinh nghiệm từ giáo viên hướng dẫn tập sự để hoàn thành tốt công tác được giao.

III. Nhiệm vụ 3: Công tác tự bồi dưỡng, phát triển năng lực sư phạm

1. Việc thực hiện cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

2. Thăm lớp – Dự giờ – Thao giảng

  a. Thăm lớp: thường xuyên thăm lớp để phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai sót của học sinh

  b. Dự giờ: 12 tiết/ năm

  c. Thao giảng: 2 tiết/ năm

HKI: Tiết 30- Đọc văn bản 2: Gặp lá cơm nếp ( Ngữ văn 7 )

HKII: Tiết 102- Thành phần biệt lập                ( Ngữ văn 8 )

 3. Thi giáo viên giỏi:

 4. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi – Phụ đạo học sinh yếu kém

 a. Bồi dưỡng học sinh giỏi: không

 b. Phụ đạo học sinh yếu kém:

  -  Chú ý từng đối tượng học sinh, đặc biệt đối tượng học sinh yếu  để có biện pháp giảng dạy phù hợp

  -  Cố gắng nâng cao chất lượng so với đầu vào.

 5. Tham gia học tập các chuyên đề chuyên môn

  -  Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên đề chuyên môn

  -  Cùng đồng nghiệp  tham gia góp ý, xây dựng chuyên đề chuyên môn của Tổ.

   6. Biện pháp

-  Không ngừng thường xuyên tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ

             - Thường xuyên học tập ở đồng nghiệp những kinh nghiệm hay nhằm phục vụ tốt cho công tác.

            - Lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để phát huy ưu điểm và hạn chế khuyết điểm của bản thân.

            - Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp thông qua các tiết dự giờ, thao giảng.

            -  Chú ý khen ngợi, khuyến khích kịp thời để động viên HS yếu và giúp các em mạnh dạng  phát biểu

IV. Nhiệm vụ, công tác khác (theo sự phân công, chỉ đạo của nhà trường)

1. Công tác chủ nhiệm: Chủ nhiệm lớp 7/3

a. Tình hình lớp: Sĩ số:  45      Nam: 23         Nữ: 22

            Số HS con liệt sĩ:    0

            Số HS con thương binh:  0

            Số HS hộ nghèo: 0

            Số HS hộ cận nghèo: 0

            Số HS thiểu năng: 0

 

b. Chỉ tiêu:

+Về hạnh kiểm:

Lớp

Sĩ số

        Tốt

         Khá

     Đạt

     Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

7/3

45

45

100

0

0

0

0

0

0

 

+Về học lực:

Lớp

Sĩ số

Tốt

Khá

Đạt

Chưa đạt

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

7/3

45

30

12,5

15

37,5

0

0

0

0

 

 

 

  c. Biện pháp:

+ Có kế hoạch chủ nhiệm cụ thể trong từng tuần, tháng.

+ Duy trì tốt và có hiệu quả các buổi sinh hoạt cuối tuần.

+ Thường xuyên gần gũi học sinh đề có những biện pháp thiết thực nhất nhằm uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai trái, tiêu cực.

+ Bồi dưỡng thêm cho học sinh khá giỏi khi có dịp, có điều kiện.

+  Quan tâm nhiệt tình tới lớp, các phong trào của lớp.

+ Quan tâm chú trọng tới đội ngũ cán sự lớp, nhằm tạo điều kiện để các em chủ động điều khiển các phong trào học tập trong lớp góp phần nâng cao chất lượng học tập.

+ Luôn luôn đôn đốc, động viên và theo dõi việc tự học của các em.

+ Khen thưởng và kỉ luật kịp thời đối với học sinh.

+ Luôn phát động các phong trào học tập như: đôi bạn cùng tiến, ....

+ Gợi ý cho các em những phương pháp học mới theo khoa học.

2/ Công tác đoàn thể:

Tham gia đầy đủ và nhiệt tình các công tác đoàn thể nhân các ngày lễ lớn, cụ thể:

-        Ngày 20/10, 20/11, 8/3

-        Thăm quan ngắn ngày

-        Thăm đoàn viên công đoàn đau ốm

-        Sinh hoạt công đoàn đầy đủ 100% (cúng kỳ an, tất niên…)

3/ Công tác của Tổ giao phó:

+ Sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà tổ giao phó.

+ Tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa do nhà trường và tổ Ngữ văn tổ chức.

C. ĐĂNG KÍ THI ĐUA

I. Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm:

II. Đăng kí danh hiệu thi đua:

Danh hiệu thi đua: Lao động tiên tiến

III. Đăng kí hình thức khen thưởng:

D. KIẾN NGHỊ:

.............................................................................................................................................

                                                                                          Huế, ngày 15 tháng 09 năm 2023

           

Tổ trưởng chuyên môn                                                  Người lập kế hoạch

 

  Lê Thị Kim Oanh                                                        Nguyễn Thị Minh Thiện

                                         Phê duyệt của hiệu trưởng

                   

                                                Nguyễn Minh Tuấn

Tải file 1      Tải file 2