In trang

Chuyên đề 2023-2024

CHUYÊN ĐỀ:

 

SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN ĐIỆN TỬ TRONG PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 9.

 BÀI 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

      TỔ:  SỬ- ĐỊA- GDCD                                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                     Huế, ngày …. tháng 4 .năm 2021

 

CHUYÊN ĐỀ:

SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN ĐIỆN TỬ TRONG PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 9. BÀI 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

 

I. Lí do chọn đề tài

Trong hệ thống giáo dục ở trường THCS, môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ về kiến thức, văn hóa, tư tưởng, chính trị, phẩm chất đạo đức và phong cách sống. Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò to lớn trong việc tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Giúp các em thấy được quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả xã hội loài người, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Nhưng trong thực tế hiện nay việc dạy – học môn Lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình. Ở nhiều nơi, giáo viên vẫn chủ yếu dạy học bằng phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên lo truyền đạt hết những nội dung trong sách giáo khoa, còn học sinh cố gắng chép được những nội dung mà thầy cô đọc cho chép. Do đó trong thực tế giảng dạy giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chưa gây hứng thú cho học sinh. Về phía học sinh, chưa chú tâm học tập, nhiều em vẫn cho rằng học môn Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, Lịch sử là môn học nghiên cứu về quá khứ, mà quá khứ là những cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ cho quá khứ chứ không áp dụng vào thực tiễn. Muốn khắc phục được vấn đề này thì việc gây hứng thú học tập cho học sinh là điều không thể thiếu trong giờ học Lịch sử. Vì thế đổi mới phương pháp sử dụng thiết bị dạy học Lịch sử ở trường THCS là việc làm vô cùng cần thiết, để thông qua đó giáo viên dễ hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh hoặc giúp các em nhớ lâu, nhớ kĩ nội dung của bài.

Hiện nay nghành giáo dục vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực chủ động, tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức mới. Vì vậy, mỗi giáo viên cần có sự chủ động, sáng tạo tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Hòa chung trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy là một việc làm rất cần thiết và mang tính tất yếu, góp phần rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất cần thiết của người công dân trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc sử dụng đồ dùng trực quan phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Và đối với bộ môn Lịch sử, sử dụng đồ dùng trực quan vào giảng dạy là một việc làm rất cần thiết, giúp các em dễ hình dung lại sự phát triển của xã hội loài người và gây hứng thú học tập cho học sinh.

Vậy, làm thế nào để học sinh có hứng thú trong giờ học Lịch sử? Đó là câu hỏi mà mỗi thầy giáo, cô giáo luôn trăn trở trước khi lên bục giảng. Xuất phát từ thực tế và những điều kiện sẵn có của nhà trường, tôi chọn chuyên đề  :

" Sử dụng đồ dùng trực quan điện tử trong Lịch sử thế giới  lớp 9. Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai".

II. Thực trạng môn học hiện nay

1. Ưu điểm

a- Về phía giáo viên:

       - Bước đầu đã tiếp cận sử dụng tương đối tốt các kỹ thuật dạy học đặc trưng bộ môn.

      - Đã quen và chủ động với cách thức tổ chức các hoạt động dạy học.   

      - Phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học.

       - Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung các tiết dạy, đã thiêt kế các bài dạy bằng giáo án điện tử, vì vậy nhiều tiết dạy lịch sử trở nên sinh động , có sức lôi cuốn .

    - Sử dụng vận hành các trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ tốt cho quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy...

      b- Về phía học sinh:

   - Học sinh đã được quen dần  với môn học có ứng dụng công nghệ thông tin.

    - Phần lớn học sinh có ý thức học tập và yêu thích môn Lịch sử tích cực thực hiện được các yêu cầu, bài tập của giáo viên sau giờ học.

     2. Những tồn tại:

      Như chúng ta đã nói ở trên, lịch sử là một môn học đặc thù. Kiến thức lịch sử là kiến thức về quá khứ. Có những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn. Yêu cầu bộ môn đòi hỏi, khi nhận thức học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình. Bên cạnh đó, khả năng tư duy của học sinh THCS còn hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh tái hiện là một nguyên tắc trong dạy học lịch sử. Trong lúc đó, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế. Phương tiện vừa thiếu lại vừa không phù hợp. Thử lấy ví dụ về hệ thống bản đồ, chúng ta có thể khẳng định một điều rằng hệ thống bản đồ và tranh ảnh lịch sử trong danh mục đồ dùng do Bộ giáo dục phát hành là không đủ cho các bài dạy. Bên cạnh đó kênh chữ và các kí hiệu quá nhỏ không thể sử dụng được, thậm chí có một số bản đồ còn mâu thuẫn với kiến thức ở sách giáo khoa. Các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng bộ, chưa kể đến phim tài liệu thì hầu như không có. So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì có thể nói rằng : những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh.

III. Nội dung và các giải pháp

1. Nội dung

Bài 11. Tiết 13.                       TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

                                       SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.

                                                                        

I . Mục tiêu bài học.

    1. Kiến thức.

- H/s cần nắm được sự hình thành “ Trật tự thế giới mới ” sau chiến tranh thế giới thứ hai và những hệ quả của nó

- Sự ra đời tổ chức Liên hợp quốc.

- Diễn biến cuộc chiến tranh lạnh với sự đối đầu giữa hai phe.

- Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh những hiện tượng mới và những xu thế phát triển hiện nay của thế giới.

     2. Tư tưởng.

- Giúp H/s thấy được một cách khái quát toàn cảnh của thế giới với những diễn biến phức tạp và đấu tranh gay gắt vì mục tiêu hoà bình của thế giới, độc lập dân tộc và hợp tác phát triển.

     3. Kĩ năng.

- Rèn luyện khả năng quan sát và sử dụng bản đồ của thế giới.

- Rèn luyện phương pháp khái quát, phân tích, tổng hợp.

4. Phát triển năng lực :

- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tế

II. Thiết bị và tài liệu.

-Phim và tranh ảnh

- Máy chiếu

III. Tiến trình dạy - học.

     1. Ổn định lớp.

     2. Kiểm tra bài cũ.

- Hãy trình bày những sự kiện lịch sử vào các mốc thời gian thể hiện sự liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

-Mục tiêu: Giúphọcsinhnắmđượcmộtsốnétkháiquátcủabàihọcđólànhậnbiếtđượcmộtsốbứcảnhliênquanđếnsựhìnhthànhtrậttựthếgiớimớisauchiếntranh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho họcsinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trựcquan, phátvấn.

- Thời gian: 5 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV chohọcsinhcho HS quan sát các hình ảnh các nguyên thủ của nước Mĩ, Anh, Liên Xô tham dự hội nghị I-an-ta, hình Tổng thư kí lá cờ, buổi họp Liên hợp quốc, hệ thống tên lửa, tàu ngầm của Liên Xô-Mĩ... và sẽ trình bày những hiểu biết của các em về nội dung tranh ảnh đó.

- Dự kiến sản phẩm: Hình ảnh ba nhân vật ngồi trong hình trên là nguyên thủ của ba nước Anh, Mĩ, Liên Xô tại hội nghị I-an-ta. Hình thứ hai là bản đồ thế giới phân chia khu vực ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ. Biểu tượng lá cờ màu xanh là của tổ chức Liên hợp quốc. Hình tiếp theo là một buổi họp của Liên hợp quốc và cuối cùng Thủ tướng nước ta bắt tay với Tổng thư kí Liên hợp quốc ông ANTONIO GUTERRES (người Bồ Đồ Nha), cảnh hành hình tù nhân của bọn khủng bố IS, rồi tầu ngầm, tầu sân bay của Nga và Mĩ. Tất cả những hình ảnh đó phản ánh về thế giới sau 1945 đến nay.

Trêncơsở ý kiến GV dẫndắtvàobàihoặc GV nhận xétvàvàobàimới: Sau CTTG thứ 2, một trật tự TG mới đã được xác lập: Trật tự hai cực I-an-ta, do 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. Sự phân chia thành hai phe TBCN và XHCN đã trở thành đặc trưng lớn chi phối tình hình chính trị TG sau CTTG thứ 2.  Điều này được thể hiện như thế nào, chúng tacùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới

- Mục tiêu:Giúp HS biết được sự hình thành trật tự thế giới mới: Trật tự hai cực I-an-ta sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Quan sát hình 22  SGK, tìm hiểu về các nhân vật Sóc-sin,
Ru-dơ-ven, Xta-lin.

- Phương pháp:Phát vấn, thuyết trình.

- Thời gian: 7 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV- HS

Kiến thức cần đạt

Hỏi: Bối cảnh lịch sử dẫn đến việc triệu tập Hội nghị Ianta?

HS trả lời

Xem hình ảnh máy chiếu Hội nghị Ianta

 

 

Hỏi: Hội nghị đã thông qua những quyết định nào ?

HS trả lời

Xem hình ảnh máy chiếu khu vực ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ.

Hỏi: Những quyết định trên đã đưa đến hệ quả như thế nào?

HS trả lời

  

 

I. Sự hình thành trật tự thế giới mới.

- Bối cảnh lịch sử: chiến tranh thế giới 2 bước vào giai đoạn cuối.

 - Từ 4-11/2/1945 Hội nghị Ianta được triệu tập gồm 3 nguyên thủ quốc gia Liên Xô, Anh, Mĩ.

- Những quyết định: thông qua quyết định khu vực ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ.

- Những quyết định trên trở thành trật tự thế giới mới- Trật tự 2 cực Ianta

 

2. Hoạt động 2: 2. Sự thành lập Liên hợp quốc

- Mục tiêu:Giúp HS biết được sự hình thành, mục đích và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc. Quan sát hình 23 nêu nhận xét về vai trò của Liên hợp quốc đối với việc giải quyết một số vấn đề mang tính quốc tế hiện nay.

- Phương pháp:Trực quan, phát vấn, nhóm

- Thời gian: 10 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV- HS

Kiến thức cần đạt

 GV thuyết trình: Hội nghị Ianta có một quyết định quan trọng khác là thành lập tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc.

HS xem phim về sự thành lập LHQ

Hỏi: Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc ?

HS trả lời

  

 

 

 

Hỏi:Nêu những việc làm LHQ trong hơn 50 năm qua?

Xem phim

Hỏi: Viêt Nam gia nhập LHQ từ khi nào?

Xem phim

GV thuyết trình: Trong phiên họp ngày 20-9-1977 vào lúc 18h30 phút Chủ tich khoá họp Đại hội đồng LHQ thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư La da Môi xốp trình trọng nói”Tôi tuyên bố nước CHXHCNVN được công nhận là thành viên LHQ”

Hỏi: Kể tên các tổ chức LHQ đang hoạt động tại VN mà em biết?

HS trả lời

Hỏi: Vai trò Việt Nam hiện nay trong tổ chức LHQ?

HS trả lời

II. Sự thành lập Liên hợp quốc.

 

- Liên hợp quốc được chính thức thành lập vào tháng l0 - l945.

 

 Nhiệm vụ: nhằm duy trì hoà bình an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội...

 

- Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình, an ninh thế giới, đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, xã hội,...

- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc từ tháng 9 - l977 và là thành viên thứ l49.

 

 

3. Hoạt động 3: 3. Chiến tranh lạnh

- Mục tiêu:Giúp HS trình bày được những biểu hiện của cuộc Chiến tranh lạnh và những hậu quả của nó. Giải thích được khái niệm thế nào là Chiến tranh lạnh.

- Phương pháp:Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 7 phút.

- Tổ chức hoạt động

 

Hoạt động của GV- HS

Kiến thức cần đạt

Xem hình ảnh máy chiếu

 

 

Hỏi: Hoàn cảnh dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh ?

HS trả lời

Hỏi: Chiến tranh lạnh là gì?

HS trả lời

GV thuyết trình:  3-1947 Tu rơ man chính thức phát động chiến tranh lạnh. Mục đích nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN.

Hỏi: Mĩ thực hiện chiến tranh lạnh như thế nào ?

HS trả lời

Xem hình ảnh máy chiếu

Hỏi: Trước tình hình đó Liên Xô và các nước XHCN như thế nào?

HS trả lời

Hỏi: Nêu những biểu hiện chiến tranh lạnh?

- Chạy đua vũ trang

- Thiết lập một loạt các khối quân sự và liên minh quân sự

-  Tiến hành những cuộc chiến tranh khu vực

 

Hỏi: Cuộc chiến tranh lạnh đã dẫn đến hậu quả như thế nào?

- Thế giới luôn căng thẳng, nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh mới.

 

 

         

III. Chiến tranh lạnh.

- Sau chiến tranh: xuất hiện tình trạng chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường, hai phe XHCN và TBCN .

 

- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc tương quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN.

 

 

 

 

- Những biểu hiện chiến tranh lạnh: Chạy đua vũ trang, thiết lập một loạt các khối quân sự và liên minh quân sự, tiến hành những cuộc chiến tranh khu vực.

 

 

- Hậu quả: Thế giới luôn căng thẳng, nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh mới.

4. Hoạt động 4: 4. Thế giới sau Chiến tranh lạnh

- Mục tiêu:Giúp HS biết được đặc điểm trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

- Phương pháp:Trực quan, phát vấn, nhóm.

- Thời gian: 7 phút.

- Tổ chức hoạt động

 

 

Hoạt động của GV- HS

Kiến thức cần đạt

 

         

Hỏi: Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc vào thời gian nào ?

- Tháng  12-1989  

Xem hình ảnh máy chiếu

Hỏi : Vì sao Mĩ chấm dứt “Chiến tranh lạnh”?

- Qúa tốn kém làm suy giảm nền kinh tế của 2 nước

Hỏi: Sau chiến tranh lạnh thế giới thay đổi theo xu hướng nào?

Một là

Hai là

Ba là

Bốn là

Xu thế chung

Hỏi: Tại sao xu thế hợp tác vừa là thời cơ vừa là thách thức của các dân tộc?

- Thời cơ :

- Thách thức:

IV. Thế giới sau chiến tranh lạnh.

- Từ sau năm 1991, thế giới bước sang thời kì sau Chiến tranh lạnh.  Nhiều xu hướng mới đã xuất hiện như :

+Hòa hoãn và hòa dịu giữa các nước.

+Hình thành trật tự thế giới  mới  đa cực , nhiều trung tâm.

+Các nước  điều chỉnh  chiến lược phát triển  lấy kinh tế làm trọng tâm 

+Nhiều khu vực  xảy  ra xung đột quân sự, nội chiến  

Xu thế chung hiện nay:  Hoà bình ổn định, hợp tác phát triển

3.3. Hoạt động luyện tập

 - Mục tiêu

Nhằmcủngcố,hệthốnghoá,hoànthiệnkiếnthứcmớimàHSđãđượclĩnhhộiởhoạt độnghìnhthànhkiếnthứcvề:việcphânchiakhuvựcảnhhưởngcủaHộinghịI-an-tagiữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ; sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc; những biểu hiện và hậu quả của "Chiến tranh lạnh", nguyên nhân Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt "Chiến tranh lạnh" và các xu thế phát triển của thế giới ngàynay.

-Phương thức hoạt động

GVgiaonhiệmvụchoHSvàchủyếucholàmviệccánhân,trongquátrìnhlàmviệcHS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:

?1. EmhãyLập bảng thống kê việc phân chia khu vực ảnh hưởng của Hội nghị I-an-ta giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ theo yêu cầu sau:

 

Khu vực

 

Ảnh hưởng của Liên Xô

Ảnh hưởng của Mĩ và các nước phương Tây

Châu Âu

 

 

Châu Á

 

 

? 2.Những quyết định của Hội nghị Ianta đã ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đếnnay?

3.Hãy cho biết thời cơ và thách thức của Việt Nam trước những biến đổi của tình hình thế giới sau "Chiến tranhlạnh".

Gợi ý sảnphẩm

Lập bảng thống kê việc phân chia khu vực ảnh hưởng của Hội nghị I-an-ta giữa hai cường quốc Liên Xô vàMĩ:

Khu vực

Ảnh hưởng của Liên Xô

Ảnh hưởng của Mĩ và các nước

phương Tây

 

Châu Âu

Liên Xô chiếm đóng và kiểm soát vùng Đông nước Đức và phía Đông châu Âu (Đông Âu).

Vùng Tây nước Đức và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và Anh.

 

Châu Á

Duy trì nguyên trạng Mông Cổ trảlạichoLiênXôphíanamđảo Xa-kha-lin...

Các vùng còn lại của châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã ảnh hưởng đến mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay nhưsau:

+ToànbộnhữngquyếtđịnhcủaHộinghịI-an-tacùngnhữngthoảthuậnsauđócủaba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới – trật tự hai cựcI-an-ta.

+ Với việc hình thành trật tự hai cực I-an-ta thế giới đã phân chia thành hai phe TBCN và XHCN với đối lập nhau về hệ tư tưởng, chế độ xã hội, kinh tế, chính sách đối ngoại.

+CùngvớiviệchìnhthànhtrậttựhaicựcI-an-tađãdẫnđếncuộc“Chiếntranhlạnh”từ sauChiếntranhthếgiớithứhaigiữaMĩvàLiênXôđếncuốinhữngnăm80củathếkỉXX.

+ Quan hệ quốc tế từ sau khi hình thành trật tự hai cực I-an-ta đến khi Liên Xô tan rã đều bị chi phối bởi những vấn đề liên quan đến Trật tự hai cực I-an-ta.

– Thời cơ và thách thức của Việt Nam trước những biến đổi của tình hình thế giới sau "Chiến tranh lạnh":

+Cơhội:ViệtNamcóthểtậndụngthànhtựukhoahọc–kĩthuậtđểpháttriểnkinhtế; tậndụngxuthếtoàncầuhóađểtăngcườnghợptácvớicácnước;làcơhộiđểViệtNam vươn ra hội nhập với khu vực và thế giới bênngoài.

+ Thách thức: Nêu không tận dụng cơ hội phát triển sẽ bị tụt hậu; hội nhập sẽ dễ hoà tan, đánh mất bản sắc dân tộc.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

-Mục tiêu

Nhằm vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

-Phương thức hoạt động

GV giao nhiệm vụ cho HS:

? Nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam mà embiết.

? Kể tên các cuộc chiến tranh do Mĩ gây ra để đàn áp cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của các dân tộc trong thời kì "Chiến tranhlạnh".

Để tìm hiểu những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam và kể tên các cuộc chiếntranhdoMĩgâyra,GVtổchứcchoHSlàmviệccánhânsauđótraođổicặpđôihoặc nhóm rồi báo cáo kết quả làm việc trướclớp.(hoặcchohọcsinhvềtìmhiểu ở nhà)

Gợi ý sảnphẩm

– Những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam:

Đây là câu hỏi đòi hỏi HS phải có vốn hiểu biết thực tế rộng để trả lời. GV có thể gợi ý một số nội dung trả lời như:

LiênhợpquốcđãcónhiềuviệclàmthiếtthựcđểgiúpđỡnhândânViệtNamtrênnhiều mặt: kinh tế, giáo dục, văn hoá, môi trường, nhân đạo, y tế,... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam: FAO (Tổ chức nông — lương thực), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợpquốc),...

– Kể tên các cuộc chiến tranh do Mĩ gây ra để đàn áp cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của các dân tộc trong thời kì "Chiến tranh lạnh": chiến tranh xâm lược Việt Nam, dính líu vào cuộc chiến tranh ở Trung Đông,...

5, Hoạtđộngtìmtòimởrộng

-Mục tiêu

Nhằm giúp những HS có mong muốn, nhu cầu tìm hiểu thêm các nội dung, nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.

-Phương thức hoạt động

Đây cũng là hoạt động không bắt buộc tất cả HS phải hoàn thành, song GV nên khuyến khích các em tự học, theo yêu cầu trong tài liệu HDH KHXH 9, tậpmột:

+ Tìm hiểu thêm các tư liệu về các sự kiện, nội dung của bài học như: Hội nghị I-an-ta, bức tường Béc-lin, vai trò của tổ chức Liên hợp quốc, "Chiến tranh lạnh”,...

+ Sưu tầm các hình ảnh về Hội nghị I-an-ta, bức tường Béc-lin,....

* GV giaonhiệmvụcho HS

- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: Bài 12: Những thành tựu của cuộc CM KH-KT. Trả lời câu hỏi: theo sách giáo khoa

2. Biện pháp

a. Sử dụng hình ảnh để minh họa cho nội dung bài học:

Một trong những lợi thế của môn học Lịch sử là có rất nhiều tư liệu bằng hình ảnh như các bức hoạ, ảnh chụp đặc biệt là các bộ phim tài liệu. Học Lịch sử là học quá khứ nên học sinh rất thích được xem những hình ảnh thực tế của quá khứ làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng với thời kì lịch sử đó. Hình ảnh là nguồn tư liệu phong phú nhất khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, có thể nói bài học nào có ứng dụng công nghệ thông tin thì bài học đó đều có hình ảnh minh họa. Tuy nhiên giáo viên không vì phong phú mà đưa quá nhiều hình ảnh, hình ảnh không gần với bài học sẽ dẫn tới  không thể làm cho học sinh khắc sâu kiến thức. Nếu khai thác tốt hình ảnh sẽ hấp dẫn được học sinh, giúp học sinh hiểu sâu hơn bài học, nhưng ngược lại cũng không tránh khỏi sự tò mò của học sinh dẫn tới sao nhãng việc tiếp thu kiến thức. Có hai hình thức sử dụng hình ảnh:

* Hình ảnh minh họa cho nội dung kiến thức:

Sau khi giáo viên đã trình bày song phần nội dung kiến thức của từng mục, từng bài giáo viên đưa ra các hình ảnh minh họa cho nội dung bài vừa học song, qua đó các em nhận thức được sâu hơn vấn đề.

   * Hình ảnh khắc sâu kiến thức: 

Giáo viên đưa ra hình ảnh và hướng dẫn học sinh khai thác hình ảnh sau đó rút ra những vấn đề kiến thức của bài học, nhằm khắc sâu kiến thức trọng tâm. Vấn đề này không khó nhưng giáo viên lại không hay chú ý thường bỏ qua hoặc làm thay cho học sinh.

b. Sử dụng các đoạn phim tư liệu để minh họa cho nội dung bài học:

Có thể nói các thước phim tư liệu là nguồn tư liệu sống trong dạy học lịch sử bởi qua những thước phim này các em biết luôn được về thời kì quá khứ hào hùng của dân tộc. Tùy theo nội dung của bài giáo viên có thể đưa vào những đoạn phim tư liệu, những bài hát phù hợp làm phong phú thêm bài học, đồng thời thay đổi không khí trong một giờ học Lịch sử. Có hai hình thức sử dụng đoạn phim tư liệu:

* Xem phim tư liệu bổ sung kiến thức vừa học.

* Xem phim tư liệu rút ra những nội dung cơ bản của bài học.

c. Xây dựng và kết hợp sử dụng tranh, ảnh, đoạn phim để minh họa cho nội dung bài học:

d. Xây dựng và  sử dụng lược đồ để khai thác nội dung bài học

IV. Kết luận

Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử đã thể hiện mối quan hệ biện chứng về con đường nhận thức của học sinh đi từ “trực quan sinh động” đến“tư duy trừu tượng”. Ở đây, nhờ được quan sát hình ảnh sinh động, được nghe giảng và tư duy lịch sử mà những khoảng cách về thời gian, không gian của sự kiện dường như đang xích lại gần với khả năng nhận thức của các em hơn. Về điểm này, nhiều nhà giáo dục lịch sử đã nhấn mạnh: “Nội dung của các hình ảnh lịch sử, của bức tranh quá khứ càng phong phú bao nhiêu thì hệ thống khái niệm mà học sinh thu nhận được càng vững chắc bấy nhiêu”. Đồng thời, việc sử dụng những loại đồ dùng trực quan có liên quan đến phương tiện kĩ thuật hiện đại không chỉ góp phần tạo biểu tượng lịch sử cụ thể cho học sinh, miêu tả bề ngoài sự kiện, mà còn đi sâu vào bản chất sự kiện, nêu đặc trưng, tính chất của sự kiện.

Để việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới theo yêu cầu phương hướng đổi mới có hiệu quả, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một yêu cầu cấp thiết trong công tác dạy học.  Trước đây ta thường quan niệm thiết bị dạy học môn Lịch sử chỉ nhằm minh họa làm cho kiến thức trở nên phong phú, sinh động. Ngày nay ngoài chức năng, tác dụng đó, người ta còn đặc biệt nhấn mạnh đó là một trong những nguồn nhận thức quan trọng của việc truyền bá và nhận thức lịch sử. Khai thác triệt để chức năng, tác dụng này sẽ tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp soạn giảng. Học sinh có điều kiện chủ động tích cực tham gia vào quá trình tự nhận thức lịch sử một cách tốt nhất và có hứng thú học tập bộ môn.

Tóm lại, trước nhu cầu bức thiết của thực tiễn dạy học Lịch sử và yêu cầu đổi mới toàn diện của ngành, Tổ Sử-Địa- GDCD  trường THCS Lê Hồng Phong mong sự quan tâm, chia sẻ chuyên đề  này.

 

Duyệt của TTCM                                                                     Người thực hiện

 

 

 

 

Nguyễn Thị Huệ               Nguyễn Quang Huy

 

Hiệu trưởng