Kế hoạch chiến lược phát triển của Trường giai đoạn 2010 - 2015 - Tầm nhìn đến 2020.
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
GIAI ĐOẠN 2010-2015 - TẦM NHÌN ĐẾN 2020
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ TRƯỜNG:
Trường THCS Lê Hồng Phong thuộc Xã Hương Long Thành phố Huế, được thành lập vào đầu năm học 2004 – 2005 theo quyết định số 1173/QĐ-UB ngày 13/8/2004 của Chủ tịch UBND TP Huế v/v thành lập Trường THCS Hương Long (Trường được tách ra từ Trường THCS Kim Long, TP Huế 8/2004) và đã được đổi tên Trường THCS Lê Hồng Phong theo quyết định số 1438/2005/QĐ-UBND ngày 23/11/2005 của Chủ tịch UBND TP Huế.
Trường được xây dựng trên khuôn viên 11371m2 với 16 phòng học (chưa có khu hiệu bộ), năm học đầu tiên trường có 20 lớp với 834 học sinh và 26 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Qua quá trình hoạt động Trường đã lớn mạnh không ngừng, đầu năm 2008 Trường được lãnh đạo các cấp quan tâm đầu tư xây dựng thêm khu hiệu bộ và đã đưa vào sử dụng đầu năm học 2008 – 2009. Cuối năm học 2009 – 2010 Trường đã được UBND Thành phố cấp kinh phí để xây dựng nhà tập thể dục (400m2). Đến nay Trường có 21 phòng, 21 lớp với 784 học sinh và 50 cán bộ giáo viên, nhân viên. Trường có tổ chức Chi bộ Đảng gồm 10 đảng viên, liên tục đạt cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh, giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hoạt động của nhà trường. Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Hội cha mẹ học sinh đều hoạt động tích cực, góp phần cùng nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Được sự chỉ đạo của Sở GDĐT Tỉnh Thừa Thiên – Huế, Phòng GDĐT Thành phố Huế , của chính quyền các cấp cùng với sự cố gắng phấn đấu của đội ngũ cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh, Trường THCS Lê Hồng Phong đã đủ tiêu chuẩn và được UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001 – 2010 vào ngày 21 tháng 7 năm 2009 (Quyết định số 1470/QĐ-UBND).
Trong những năm qua, tuy là trường nông thôn nhưng Trường THCS Lê Hồng Phong cũng đã từng bước khẳng định được uy tín, chất lượng của trường so với các trường trong địa bàn thành phố. Nhà trường 7 năm liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, năm học 2007 – 2008 được Bộ trưởng BGD&ĐT tặng bằng khen, năm học 2009 – 2010 được UBND Tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc, năm học 2009 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, năm học 2010 – 2011 được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng ba.
Kế hoạch chiến lược nhà trường giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn đến 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở để đề ra các nghị quyết xây dựng kế hoach hoạt động của nhà trường. Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược của trường THCS Lê Hồng Phong là một nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
II. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG:
1. Môi trường bên trong:
1.1 Mặt mạnh:
1.1.1 Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên:
- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên 100% đạt chuẩn, có 38/46 giáo viên trên chuẩn tỉ lệ 82,6%.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó mật thiết với nhà trường. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Thành tích của giáo viên qua 3 năm học như sau:
Năm học |
Thành tích |
Năm học 2007- 2008 |
* 5 GV được công nhận GV dạy giỏi cấp TP, có 03 giáo viên đạt giải (02 giải nhì và 01 giải ba. CĐGD tặng cờ đơn vị xuất sắc. |
Năm học 2008- 2009 |
* 3 GV được công nhận GV dạy giỏi cấp TP, trong đó có 1 GV đạt giải ba. Có 1GV đạt giải nhì cấp TP và đạt giải ba cấp tỉnh trong Hội thi TPT giỏi. Có 3 GV được tặng giấy khen của Sở GD&ĐT trong Hội thi GAĐT. |
Năm học 2009- 2010 |
* Trong hội thi giáo viên giỏi cấp TP có 6 GV được công nhận GV dạy giỏi cấp TP trong đó có 5 GV đạt giải. Trường đạt giải nhì toàn đoàn. Có 2 GV được tặng giấy khen của Sở GD&ĐT trong Hội thi GAĐT. Đặc biệt Trường có 3 GV đạt giải cấp Tỉnh (1 nhất, 1 nhì và 1 ba) trong đó có 2 GV được thưởng thêm giải về ƯDCNTT trong dạy học xuất sắc. Trường có một đề tài được Bộ GD&ĐT chọn trao hợp đồng và khen thưởng trong cuộc thi “Sáng tạo giáo dục” do Bộ GD&ĐT tổ chức. Trường hợp đồng với dự án SREM đề tài về “Hệ thống văn bản phục vụ quản lý giáo dục” đã được dự án triển khai trên toàn quốc. Có 01 thầy giáo được phong tặng danh hiệu NGƯT năm 2010. |
Năm học 2010- 2011 |
Tổ chức thi GV giỏi tại trường theo quy chế của Bộ GD&ĐT. |
Năm học 2011 - 2012 |
Có 6 GV tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp TP đều được công nhận là giáo viên dạy giỏi, trong đó có 01 GV đạt giải nhất, 02 giáo viên đạt giải nhì và 01 giáo viên đạt giải ba.
|
- Công tác quản lý của BGH có kế hoạch sát với tình hình thực tế của trường, của địa phương cũng như của Ngành, luôn có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Công tác tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, được kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời từng giai đoạn.
1.1.2 Chất lượng học sinh:
- Chất lượng đại trà:
HẠNH KIỂM |
|||||||||||
Năm học |
TS HS |
Tốt |
Khá |
Trung bình |
Yếu |
Kém |
|||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
||
2007 – 2008 |
714 |
520 |
72,8 |
160 |
22,4 |
34 |
4,8 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2008 – 2009 |
726 |
554 |
76,3 |
138 |
19,0 |
34 |
4,7 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2009 – 2010 |
716 |
543 |
75,8 |
154 |
21,5 |
19 |
2,7 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2010 – 2011 |
768 |
630 |
82 |
124 |
16,2 |
14 |
1,8 |
0 |
0 |
0 |
0 |
2011 – 2012 |
842 |
669 |
79,5 |
155 |
18,4 |
18 |
2,1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
HỌC LỰC |
|||||||||||
Năm học |
TS HS |
Giỏi |
Khá |
Trung bình |
Yếu |
Kém |
|||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
||
2007 – 2008 |
714 |
147 |
20,6 |
228 |
31,9 |
325 |
45,5 |
14 |
2 |
0 |
0 |
2008 – 2009 |
726 |
117 |
16,1 |
232 |
32,0 |
361 |
49,7 |
16 |
2,2 |
0 |
0 |
2009 – 2010 |
716 |
156 |
21,8 |
233 |
32,5 |
311 |
43,5 |
15 |
2,1 |
1 |
0,1 |
2010 – 2011 |
768 |
175 |
22,8 |
248 |
32,3 |
339 |
44,1 |
6 |
0,8 |
0 |
0 |
2011 – 2012 |
842 |
175 |
19,6 |
283 |
33,6 |
328 |
39 |
64 |
7,6 |
2 |
0.2 |
TỐT NGHIỆP THCS |
||
Năm học |
Số HS tốt nghiệp/Số HS khối 9 |
Tỉ lệ |
2007 – 2008 |
170 HS/174HS |
97,7% |
2008 – 2009 |
175 HS/178HS |
98,3% |
2009 – 2010 |
178 HS/179HS |
99,4% |
2010 – 2011 |
156 HS/156HS |
100 % |
2011 – 2012 |
173 HS/175HS |
98,9 % |
- Chất lượng học sinh giỏi:
Năm học |
Thành tích |
Năm học 2007 - 2008 |
* Giải nhất toàn đoàn cấp THCS, giải nhất toàn đoàn khối 9, giải nhất toàn đoàn khối 8, giải nhất toàn đoàn khối 6. * Có nhiều giải cá nhân trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố. Có 9 học sinh đạt giải cấp Tỉnh. |
Năm học 2008 - 2009 |
* Giải ba toàn đoàn cấp THCS, Giải ba toàn đoàn khối 8, giải ba toàn đoàn khối 9. * Có nhiều giải cá nhân trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố. Có 12 học sinh đạt giải cấp Tỉnh. |
Năm học 2009 - 2010 |
* Giải nhất toàn đoàn cấp THCS, giải nhất toàn đoàn khối 8, giải nhì toàn đoàn khối 9. * Có nhiều giải cá nhân trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố. Có 18 học sinh đạt giải cấp Tỉnh. |
Năm học 2010 - 2011 |
* Giải nhất toàn đoàn cấp THCS, giải nhất toàn đoàn khối 8, giải nhất toàn đoàn khối 9. * Có nhiều giải cá nhân trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố. Có 32 học sinh đạt giải cấp Tỉnh. |
Năm học 2011 - 2012 |
* Giải nhì toàn đoàn cấp THCS, giải nhì toàn đoàn khối 8, giải nhì toàn đoàn khối 9. * Có 41 học sinh giỏi cấp thành phố (Trong đó: Công nhận: 27; Giải ba: 8; Giải nhì: 6; giải nhất: 0). Có 18 học sinh đạt giải cấp Tỉnh. |
- Thành tích học sinh năng khiếu:
Năm học |
Thành tích |
Năm học 2007 - 2008 |
* Đạt giải giải nhì toàn đoàn môn điền kinh, giải nhì đồng đội nam môn việt dã, giải nhất đồng đội nữ môn việt dã. * Có nhiều học sinh đạt giải trong HKPĐ. |
Năm học 2008 - 2009 |
* Giải khuyến khích toàn đoàn trong HKPĐ cấp TP. Giải ba toàn đoàn môn cờ vua, giải nhì môn bóng đá nữ, giải ba môn bóng đá nam. * Có nhiều học sinh đạt giải trong HKPĐ. Đạt 1 huy chương vàng và 1 huy chương bạc trong HKPĐ cấp Tỉnh. |
Năm học 2009 - 2010 |
* Giải nhì điền kinh đồng đội nữ HKPĐ cấp TP. * Có nhiều học sinh đạt giải trong hội khoẻ Phù Đổng cấp TP. Đạt 1 huy chương vàng và 1 huy chương bạc trong HKPĐ cấp Tỉnh. |
Năm học 2010 - 2011 |
* Giải nhì toàn đoàn HKPĐ cấp TP. Giải nhất toàn đoàn môn điền kinh, giải nhất điền kinh nữ, giải ba môn bóng đá nữ, giải ba môn bóng đá nam. * Có nhiều học sinh đạt giải trong HKPĐ. Đạt 10 huy chương (4 vàng, 4 bạc, 2 đồng) trong HKPĐ cấp Tỉnh. |
Năm học 2011 - 2012 |
* Giải nhất đồng đội nam và nữ, giải nhất toàn đoàn thi việt dã do Sacombank tổ chức. * Đạt 11 giải trong HKPĐ. Đạt 5 huy chương (2 vàng, 2 bạc, 1 đồng) trong HKPĐ cấp Tỉnh. |
1.1.3 Cơ sở vật chất:
- Nhà trường có đủ hệ thống phòng học, phòng hội đồng, phòng chức năng, phòng thư viên, khu vực để xe, nhà vệ sinh cho GV và HS.
- Tất cả phòng học đều có đầy đủ bàn ghế cho học sinh trong đó 100% là bàn ghế 2 chỗ ngồi. 100% phòng học có bảng từ chống lóa, tất cả các phòng đều được trang bị hệ thống điện chiếu sáng và có quạt đầy đủ.
- Các phòng bộ môn Lý - Sinh - Hóa - Tin đã được sắp xếp hợp lý với các trang thiết bị đầy đủ. Nhà trường đã mua sắm đầy đủ các trang thiết bị dạy học phục vụ chương trình thay sách theo danh mục của Bộ và có kế hoạch bảo quản hiệu quả.
- Thư viện được củng cố và hoàn thiện theo hướng hiện đại (có thư viện điện tử, kết nối internet ADSL), hoạt động thư viện đã đưa vào nề nếp, nhiều học sinh và giáo viên tham gia rất tốt, thư viện của trường được công nhận thư viện đạt chuẩn (2006 – 2011), Trường đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng 2 phòng nghe nhìn và một phòng công nghệ thông tin và đã đưa vào sử dụng có hiệu quả.
- Công tác giáo dục và bảo vệ môi trường: Trường đã làm tốt công tác giáo dục và bảo vệ môi trường. Trường đã được Trung Tâm Y tế dự phòng Sở Y Tế Thừa Thiên Huế kiểm tra xếp loại xuất sắc trong công tác vệ sinh trường học.
1.3 Hạn chế:
- Việc đánh giá chất lượng chuyên môn còn mang tính động viên, chưa căn cứ vào thực chất của giáo viên.
- Một số cá biệt cán bộ giáo viên chưa thể hiện hết tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh cũng như tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường.
- Trong kiểm tra còn nễ nang, việc xử lý các hạn chế của giáo viên thiếu kiên quyết còn nghiêng về cảm tính.
- Một số giáo viên ý thức tự học, tự bồi dưỡng, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học còn hạn chế.
- Chất lượng học sinh chưa đồng đều, vẫn còn hiện tượng bỏ học.
2. Môi trường bên ngoài:
2.1 Thời cơ:
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, của lãnh đạo Ngành, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD&ĐT TP Huế và lãnh đạo địa phương. Các văn bản hướng dẫn của nhà nước và của ngành chỉ rõ định hướng, phát triển trường học
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được đào tạo cơ bản 100% đạt chuẩn, và trên 80% trên chuẩn có năng lực chuyên môn vững vàng nhiệt tình, có tinh thần đoàn kết, hầu hết có ý thức học tập để vươn lên, đáp ứng được nhu cầu dạy và học trong giai đoạn mới.
- Đã tạo được sự tín nhiệm cao của học sinh, phụ huynh trong cũng như ngoài địa bàn và được các tổ chức ban ngành có liên quan hỗ trợ, đáng kể là tổ chức Đông Tây Hội Ngộ. Nhiều địa phương có tổ chức khuyến học, thúc đẩy tốt việc học tập của học sinh.
- An ninh, chính trị ổn định tạo cơ hội cho việc phát triển giáo dục, đào tạo
2.2. Thách thức:
- Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy, phát huy sức sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục.
- Cha mẹ học sinh đa số là nông dân, lao động thủ công về kinh tế còn khó khăn.
3. Xác định các vấn đề ưu tiên.
- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên thông qua việc bồi dưỡng trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
- Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý .
- Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy, kiểm tra học sinh.
III/ TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, HỆ THỐNG GIÁ TRỊ:
1. Tầm nhìn.
Trường THCS Lê Hồng Phong là một trường chuẩn mực và năng động, nơi học sinh, cán bộ, giáo viên, công nhân viên luôn có khát vọng học tập suốt đời, biết tư duy độc lập và sáng tạo để nâng cao lợi ích bản thân, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
2. Sứ mệnh.
Tạo dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, kỷ cương nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân gương mẫu, có tri thức, năng động và sáng tạo.
3. Hệ thống giá trị cơ bản:
- Tình yêu quê hương đất nước - Tinh thần trách nhiệm
- Tính đoàn kết hợp tác - Ý thức sáng tạo
- Lòng nhân ái - Tính tự trọng
- Tính trung thực - Khát vọng vươn lên
- Sự thân thiện
IV. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG:
1. Mục tiêu.
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
2. Chỉ tiêu.
2.1 Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 90%.
- 100% CBGVNV sử dụng thành thạo máy tính, coi việc sử dụng và khai thác mạng là một nhu cầu thường xuyên.
- Phấn đấu 100% giáo viên đạt trình độ đạt chuẩn, trong đó có ít nhất 90% GV đạt trình độ trên chuẩn, các tổ trưởng đều đạt trình độ từ đại học trở lên.
2.2 Học sinh:
- Qui mô:
+ Số lớp: 24 đến 30 lớp.
+ Học sinh: Từ 800 đến 1100 học sinh.
- Về hạnh kiểm: 99% hạnh kiểm khá, tốt và không có học sinh yếu.
- Về học lực:
+ Có trên 55% học sinh khá, giỏi, trong đó 20% học sinh giỏi.
+ Tỉ lệ học sinh có học lực yếu < 5%, không có học lực kém.
+ Thi đỗ các trường THPT công lập trên địa bàn : >80%.
+ Học sinh giỏi, học sinh năng khiếu: Đạt giải toàn đoàn về hội thi học sinh giỏi các bộ môn văn hóa cấp thành phố, có giải đồng đội môn trong HKPĐ cấp thành phố. Hằng năm có ít nhất 10 học sinh giỏi cấp Tỉnh.
2.3 Đoàn thể:
- Công tác Đảng – Công đoàn: Chi bộ hằng năm đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh và được khen thưởng, Công Đoàn vững mạnh được cấp trên khen thưởng – Hội Đồng Trường hoạt động hiệu quả.
- Công tác Đội:
+ Đạt Liên Đội vững mạnh cấp Tỉnh trở lên.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội.
2.4 Cơ sở vật chất:
- Xây dựng trường hoàn chỉnh theo thiết kế đã được phê duyệt.
- Các phòng Tin học, Thí nghiệm, phòng đa năng được trang bị, nâng cấp theo hướng hiện đại.
- Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh- Sạch- Đẹp”, nâng cấp hệ thống cây xanh cây cảnh. Xây dựng một số lớp học cùng thiên nhiên.
2.4 Công tác thi đua:
- Đơn vị được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 2
- Trường được công nhận đạt chuẩn Quốc Gia lần 2 năm 2014 – Công nhận “trường học thân thiện – học sinh tích cực” loại xuất sắc và kiểm định chất lượng đạt mức độ 3.
3. Phương châm hành động.
“ Chất lượng giáo dục là mục tiêu hàng đầu của nhà trường”
V. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC:
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh.
Nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá.
Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức kỷ năng phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh.
Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
Thực hiện các hội nghị cấp trường, tham gia sinh hoạt cụm trường về các chuyên đề như: Ứng dụng CNTT trong dạy học, dạy học các môn văn hoá tích hợp với giáo dục đạo đức, giáo dục bảo vệ môi trường, định hướng đổi mới phương pháp dạy học…
Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học A trở lên, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đở nhau cùng tiến bộ.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn.
3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.
Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả lâu dài.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; kế toán, nhân viên Thiết bị, Thư viện.
4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Tích cực và thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng nguồn học liệu mở, thư viện điện tử… Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.
100% cán bộ, giáo viên, nhân viên tự sử dụng các phần mềm ứng dụng trong quản lý và dạy học, phục vụ cho công tác chuyên môn của mình.
Lên kế hoạch thi giáo án điện tử, thi giáo viên giỏi quy chế của Bộ GD&ĐT.
Động viên, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên mua sắm máy tính cá nhân.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các Tổ trưởng chuyên môn.
5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục - Công tác tuyên truyền – Xã hội hóa.
- Tham mưu với lãnh đạo các cấp để tạo dựng CSVC đáp ứng yêu cầu dạy và học trong nhà trường.
- Huy động được các nguồn lực của xã hội các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường.
- Tiếp tục phối hợp với Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ để duy trì học bổng cho các học sinh nghèo có điều kiện học tập.
- Tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân địa phương những thành tích mà nhà trường đạt được thông qua website của trường, thông qua các cuộc họp phụ huynh hoặc các cuộc họp với lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể địa phương về vấn đề có liên quan đến giáo dục.
- Tôn vinh những cán bộ giáo viên, nhân viên gương mẫu và có nhiều thành tích trong công tác. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng.
- Người phụ trách: Hiệu trưởng, Ban chấp hành Công đoàn, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
VI. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:
Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, lãnh đạo địa phương, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức:
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2010 – 2012:
* Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, hạnh kiểm cho học sinh. Duy trì và nâng cao chất lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.
* Thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
* Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, có kế hoạch nâng chuẩn, trên chuẩn cho đội ngũ cốt cán.
* Tham mưu các cấp đầu tư xây dựng giai đoạn 3 của trường (tầng 3 của 3 dãy phòng học)
* Tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên ứng dụng tốt vi tính, sử dụng tốt các phần mềm hổ trợ cho công tác quản lý, dạy và học.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2012 – 2015:
* Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
* Hoàn chỉnh các phòng bộ môn đạt chuẩn, thư viện đạt thư viện xuất sắc.
* Tập trung thực hiện các nội dung đề ra để đảm bảo mục tiêu của chiến lược.
4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
5. Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
6. Đối với Tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, công nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
VII. KIẾN NGHỊ:
1- Với lãnh đạo địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh:
Giúp nhà trường tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về định hướng chiến lược của nhà trường từ nay đến 2015 và tầm nhìn đến 2020, có định hướng hỗ trợ tinh thần và vật chất để nhà trường thực hiện đảm bảo lộ trình của chiến lược phát triển.
2- Với Ngành và lãnh đạo cấp trên:
Quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát về chuyên môn, bố trí đủ cán bộ, giáo viên, nhân viên, tạo điều kiện để nhà trường có kinh phí xây dựng hoàn chỉnh trường theo thiết kế đã được UBND Thành phố phê duyệt.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Phước
Bản quyền thuộc Trường THCS Lê Hồng Phong - Huế
Vui lòng ghi rõ nguồn khi sao chép nội dung từ website http://thcs-lhphong.tphue.thuathienhue.edu.vn/